Khoảng Không Và Tôi
Welcome to Khoảng Không Và Tôi !

Nếu chưa REGISTER, xin mời làm ngay bây giờ.
Sau khi LOGIN, qúi vị có thể Ðăng, Trả lời, Sửa chữa ...(POST-REPLY-EDIT).
Sự tham gia, đóng góp, chia sẻ của qúi vị sẽ là những ích lợi, niềm vui, và ngày càng làm cho "Khoảng Không Và Tôi" trở nên phong phú.
Chân thành cảm ơn -Admin-

Join the forum, it's quick and easy

Khoảng Không Và Tôi
Welcome to Khoảng Không Và Tôi !

Nếu chưa REGISTER, xin mời làm ngay bây giờ.
Sau khi LOGIN, qúi vị có thể Ðăng, Trả lời, Sửa chữa ...(POST-REPLY-EDIT).
Sự tham gia, đóng góp, chia sẻ của qúi vị sẽ là những ích lợi, niềm vui, và ngày càng làm cho "Khoảng Không Và Tôi" trở nên phong phú.
Chân thành cảm ơn -Admin-
Khoảng Không Và Tôi
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Những trái cây trị bệnh

Go down

Những trái cây trị bệnh Empty Những trái cây trị bệnh

Post by NhuNgoc Tue Sep 22, 2009 9:55 am

Những trái cây trị bệnh Fruit_3884856


Những trái cây trị bệnh

1) TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.
b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.

2) LONG NHÃN: có thể trị nhiều chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 11 giờ, ăn 10 trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.
b.- Buổi trưa, sau khi dùng cơm, ăn 20 trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoãi.
c.- Buổi chiều, khoảng 4 giờ, ăn 30 trái long nhãn trị chứng bịnh thiếu máu (bần huyết).
d.- Buổi tối, khoảng 7 giờ, ăn 40 trái long nhãn, có thể trị được chứng thiếu máu trầm trọng (không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).

3) TRÁI VẢI: trị được 11 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 10 trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu mỏi mắt.
b.- Buổi trưa, sau bữa cơm 12 giờ rưởi, ăn 8 trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, dùng 8 trái vải trị bịnh áp huyết cao.
d.- Buổi chiều, 5 giờ, dùng 8 trái vải trị chứng tứ chi bải hoải.
e.- Buổi tối, 8 giờ, dùng 8 trái vải, giải trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

4) QUẢ TÁO (APPLE): trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn nên có thể trị được hỏa khí:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 1 quả, trị chứng gan nóng (hỏa can).
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở vị tạng.
c.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở ruột già.

5) DƯA HẤU: trị chứng cảm mạo vào mùa Hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể tháo gia.

a.- Sau khi ăn cơm trưa, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo trị chứng đau cuống họng.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu nhỏ thoa với mật ong trị được bịnh cao máu (trẻ em không được dùng phương này).
d.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.
e.- Buổi tối, 8 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bịnh ăn uống không tiêu.
f.- Buổi tối, 10 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng nhức răng, đau cuống họng.

6) ÐU ÐỦ: có thể trị được 13 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng, 8 giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm 4 miếng)
b.- 9 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ để thanh lọc máu.
c.- 10 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
d.- 11 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
e.- 1 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
f.- 2 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.
g.- 3 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
h.- 4 giờ chiều, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.
i.- 5 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị bịnh tiểu đường.
j.- 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
k.- 8 giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ, thanh lọc máu.
l.- 9 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
m.- 10 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.

7) DƯA LEO: trị chứng cảm mạo vào mùa Hè:

a.- Khoảng 11 giờ sáng, ăn 1 trái.
b.- Khoảng 4 giờ chiều, ăn 1 trái.
c.- Khoảng 10 giờ tối, ăn tiếp thêm 1 trái nữa, sẽ thấy công hiệu ngay.

8) TRÁI KHẾ: trị bịnh ho.

Vào đầu mùa Hè, ăn khế cần chú ý:
- Khi trời mưa, không nên ăn khế.
- Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.
- Khi trời trở mát, ăn khế phải thoa muối.
- Khi thời tiết không nóng không lạnh thì khỏi cần phải thoa thứ gì cả khi ăn khế.

9) TRÁI ÐÀO: vào mùa Hè, trước khi đi ngủ ăn 1 trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

10) TRÁI LỰU: trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.

(sưu tầm)
NhuNgoc
NhuNgoc

Posts : 252
Join date : 2009-08-11

Back to top Go down

Những trái cây trị bệnh Empty Re: Những trái cây trị bệnh

Post by NhuNgoc Tue Sep 22, 2009 10:01 am

Những Trái Cây Trị Bệnh
Nhiều Tác Giả


NHO


Nho có thể trị được 10 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.
b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.
LONG NHÃN:


Long Nhãn có thể trị nhiều chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 11 giờ, ăn 10 trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.
b.- Buổi trưa, sau khi dùng cơm, ăn 20 trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoãi.
c.- Buổi chiều, khoảng 4 giờ, ăn 30 trái long nhãn trị chứng bịnh thiếu máu (bần huyết).
d.- Buổi tối, khoảng 7 giờ, ăn 40 trái long nhãn, có thể trị được chứng thiếu máu trầm trọng (không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).
TRÁI VẢI
Trái Vảitrị được 11 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 10 trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu mỏi mắt.
b.- Buổi trưa, sau bữa cơm 12 giờ rưởi, ăn 8 trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, dùng 8 trái vải trị bịnh áp huyết cao.
d.- Buổi chiều, 5 giờ, dùng 8 trái vải trị chứng tứ chi bải hoải.
e.- Buổi tối, 8 giờ, dùng 8 trái vải, giải trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

QUẢ TÁO:

Quả táo trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn nên có thể trị được hỏa khí:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 1 quả, trị chứng gan nóng (hỏa can).
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở vị tạng.
c.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở ruột già.
DƯA HẤU

a hấu trị chứng cảm mạo vào mùa Hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể tháo gia.

a.- Sau khi ăn cơm trưa, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo trị chứng đau cuống họng.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu nhỏ thoa với mật ong trị được bịnh cao máu (trẻ em không được dùng phương này).
d.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.
e.- Buổi tối, 8 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bịnh ăn uống không tiêu.
f.- Buổi tối, 10 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng nhức răng, đau cuống họng.


ÐU ÐỦ

Đu đủ có thể trị được 13 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng, 8 giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm 4 miếng)
b.- 9 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ để thanh lọc máu.
c.- 10 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
d.- 11 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
e.- 1 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
f.- 2 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.
g.- 3 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
h.- 4 giờ chiều, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.
i.- 5 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị bịnh tiểu đường.
j.- 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
k.- 8 giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ, thanh lọc máu.
l.- 9 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
m.- 10 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.


DƯA LEO
Dưa leo trị chứng cảm mạo vào mùa Hè:

a.- Khoảng 11 giờ sáng, ăn 1 trái.
b.- Khoảng 4 giờ chiều, ăn 1 trái.
c.- Khoảng 10 giờ tối, ăn tiếp thêm 1 trái nữa, sẽ thấy công hiệu ngay.


TRÁI KHẾ
Khế trị bịnh ho.

Vào đầu mùa Hè, ăn khế cần chú ý:
- Khi trời mưa, không nên ăn khế.
- Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.
- Khi trời trở mát, ăn khế phải thoa muối.
- Khi thời tiết không nóng không lạnh thì khỏi cần phải thoa thứ gì cả khi ăn khế.


TRÁI ÐÀO
Đào vào mùa Hè, trước khi đi ngủ ăn 1 trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.

TRÁI LỰU

Lựu trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.
HẠT GẤC
Những trái cây trị bệnh Hatgac

Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.

Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng. Nó được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống (ngày 1 nhân nướng chín) nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng.

Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.

Một số ứng dụng khác:

- Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).

- Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.

BS Vũ Nguyên Khiết, Sức Khoẻ & Đời Sống
DÂU
Những trái cây trị bệnh Caydau
Trong Đông y, loãng xương thuộc phạm vi chứng "cốt nuy" có liên quan tới 3 tạng là thận, tỳ và can; trong đó, tạng thận có vai trò đặc biệt quan trọng. Về trị liệu, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, tập khí công dưỡng sinh, người xưa còn sử dụng nhiều món ăn - bài thuốc độc đáo.

1. Thể bệnh thận âm hư tổn: Lưng đau gối mỏi, hay buồn nhức các đầu ngón tay và chân, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực chộn rộn không yên, môi khô miệng khát, thích ăn đồ mát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ.

- Đậu đen 500g, sơn thù, bạch linh, đương quy, tang thầm, thục địa, bổ cốt chi, thỏ ty tử, hạn liên thảo, ngũ vị tử, kỷ tử, địa cốt bì, vừng đen, muối ăn mỗi thứ 10 g. Đậu đen rửa sạch, ngâm nước ấm trong 30 phút; các vị thuốc khác đem sắc kỹ 4 lần, mỗi lần chừng 30 phút. Trộn 4 loại nước lại với nhau, cho đậu đen và muối vào sắc kỹ bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn kiệt. Lấy đậu đen ra phơi hoặc sấy thật khô, đựng vào lọ kín dùng dần; mỗi ngày ăn 20-30 g. Công dụng: Bổ thận dưỡng can, cường gân tráng cốt.

- Tang thầm tươi (quả dâu chín) 2.500 g, thục địa, hoài sơn, hoàng tinh mỗi thứ 50 g, thiên hoa phấn 100 g. Tang thầm rửa sạch, ép lấy nước cốt; các vị thuốc khác đem sắc kỹ lấy 500 ml dịch chiết rồi hòa với nước dâu, tiếp tục cô nhỏ lửa cho đến khi thành cao đặc. Đựng thuốc trong bình thủy tinh kín miệng để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, làm mạnh gân cốt.

2. Thể bệnh can thận âm hư: Thể trạng gầy yếu, hay hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút, tai ù điếc, lưng đau gối mỏi, móng tay và móng chân khô giòn, dễ bị chuột rút, tâm trạng phiền muộn, trong lòng hay bức bối không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có thể có gãy xương, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

- Tang thầm 30 g, kỷ tử 30 g, gạo tẻ 80 g. Các vị thuốc rửa sạch đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Tư âm, bổ can thận.

- Bột bạch linh, bột mỳ, bột xương dê, bột mẫu lệ và đường trắng lượng bằng nhau trộn đều, cho lượng nước vừa đủ, nhào thật kỹ, chế thêm mỡ và muối rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, dùng làm đồ ăn điểm tâm hằng ngày. Công dụng: Bổ tỳ thận, làm mạnh gân cốt.

- Quy bản 100 g, vỏ trứng gà 100 g, đường trắng 50 g. Quy bản và vỏ trứng rửa sạch, để ráo nước rồi sao giòn và nghiền thành bột, cho thêm đường trắng, trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 g. Công dụng: Bổ thận, kiện tỳ, làm mạnh gân xương.

3. Thể tỳ thận dương hư: Toàn trạng mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, ăn kém, chậm tiêu bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc nát, có thể có phù nhẹ hai chân, nam giới liệt dương, di tinh, nữ giới kinh nguyệt không đều, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.

- Chim sẻ 5 con, kỷ tử 20 g, đại táo 15 g, gạo tẻ 60 g. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông, chân và phủ tạng rồi đem hầm với kỷ tử và gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ thận, ôn dương, ích tinh, làm mạnh gân xương.

- Cá ngựa (hải mã) 50 g, dương vật và tinh hoàn bò 500 g, đan sâm 500 g, hoàng kỳ, a giao, hạch đào nhân, đường phèn mỗi thứ 250 g. Tinh hoàn và dương vật bò rửa sạch, thái miếng; cá ngựa sao khô tán thành bột mịn; a giao tẩm rượu sao phồng; hoàng kỳ và đan sâm sắc kỹ lấy nước cốt. Cho tất cả vào cô nhỏ lửa thành cao đặc, đựng vào lọ thủy tinh kín miệng để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân, tráng cốt.

- Xương sống chó 200 g, đẳng sâm, thỏ ty tử, thục địa mỗi thứ 10 g, gia vị vừa đủ. Xương chó rửa sạch, chặt nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng; tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày. Công dụng: Bổ thận ôn dương, ích khí dưỡng huyết, cường gân tráng cốt.

- Tôm nõn 50 g, trứng gà 1 quả, rau hẹ 200 g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, rau hẹ cắt đoạn, phi thơm hành mỡ rồi cho rau hẹ và tôm vào xào to lửa, khi gần chín đập trứng vào đảo đều một lát là được, dùng làm thức ăn hàng ngày. Công dụng: Bổ thận, ôn dương và làm mạnh gân cốt.

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khoẻ & Đời Sống

BƯỞI
Những trái cây trị bệnh Caybuoi



Bưởi còn có tên là bòng, được trồng phổ biến để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn, lá bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để xông, tắm chữa cảm cúm, nhức đầu rất có hiệu quả.

Các ứng dụng khác:

- Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho, ngày dùng 4 -12 g dưới dạng thuốc sắc.

- Vỏ hạt bưởi được dùng để cầm máu trong các trường hợp chảy máu, ngày dùng 4-10 g dưới dạng thuốc sắc.

- Nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C.

- Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.

- Chữa chốc đầu trẻ con: Hạt bưởi bóc vỏ cứng ở ngoài, xâu vào dây thép, đốt cháy thành than, nghiền nhỏ. Rửa sạch nơi chốc đầu, bôi bột thuốc này lên ngày 1-2 lần, điều trị 3-6 ngày là khỏi.

BS Ngô Trường Giang, Sức Khoẻ & Đời Sống
QUẢ VẢI
Những trái cây trị bệnh Quavai
Để chữa mụn nhọt, lấy múi vải giã nát với ô mai, tạo thành cao đắp lên mụn; hoặc lấy 5-7 múi vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao, dán lên nơi mụn nhọt.

Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.

Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10-16 g múi khô. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.

Các đơn thuốc dùng múi vải và hạt vải:

- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.

- Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.

- Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6 g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6 g.

Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.

BS Hương Tú, Sức Khoẻ & Đời Sống
ỚT
Những trái cây trị bệnh Cayot
Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm đau... Dân gian thường dùng nó để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn...

Theo y học hiện đại, quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Chất capsicain trong ớt kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mạn tính và ung thư. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh tình trạng đông vón tiểu cầu. Ngoài ra, loại quả này còn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin cao hơn.

Một số bài thuốc Nam thông dụng có ớt:

- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100 g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu, có tác dụng kích thích mọc tóc.

- Giảm đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5-10 g ớt mỗi ngày.

- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: Ớt 100 g, hắc đậu xị 100 g, tán bột ăn hằng ngày.

- Chữa ăn uống chậm tiêu: Ớt trái dùng làm gia vị, ăn hằng ngày.

- Chữa đau thắt ngực: Ớt 2 quả, đan sâm 20 g, nghệ đen 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Ớt 1-2 quả, nghệ vàng 20 g, tán bột uống ngày 2-3 lần.

- Chữa bệnh chàm (eczema): Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.

- Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.

- Chữa bệnh vảy nến: Lá ớt 1 nắm to (sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà 1 bát, lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực mỗi thứ khoảng 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 g. Tất cả đem giã nhỏ, ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp, sẽ mau khỏi.

- Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ, sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

- Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

- Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khoẻ & Đời Sống
DƯA HẤU CHỮA HÔI MIỆNG
Những trái cây trị bệnh Duahau

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt, có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh.

Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.

- Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn 30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.

- Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.

- Dưa hấu ép lấy nước uống.

Chữa hôi trong khoang miệng:

- Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.

- Hạt hoa quế 3 g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần.

- Quả vải khô 2-3 quả, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.

- Đu đủ 30 g, hoắc hương 6 g, đem sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.

- Cau bổ thành từng miếng, ngậm dần trong miệng hàng ngày.

Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu

- Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn.

- Lá cây đậu xanh 15 g, hoắc hương 10 g, sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần.

- Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống thay nước trong vài ngày liền.
BS Thu Hiền, Sức Khoẻ & Đời Sống
ĐẬU ĐEN
Những trái cây trị bệnh Dauden
Với những người bị bất tỉnh do say rượu, có thể lấy đậu đen sắc lấy nước, uống cho nôn ra thì khỏi. Còn nếu bị ngộ độc do ăn rau quả, nên lấy đậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, chắt lấy nước cốt để uống.

Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản có đậu đen khác:

- Trúng hàn (cảm lạnh): Đậu đen sao cháy; đang lúc còn nóng thì chế rượu vào uống, sau đó trùm chăn cho ra mồ hôi là khỏi.

- Bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.

- Ngộ độc nấm dại: Đậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống.

- Trĩ ra máu: Dùng bồ kết sắc lấy nước để tẩm với đậu đen, để một lát rồi đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ, tán nhỏ. Lấy mỡ lợn để luyện thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo.

- Đau đầu: Đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.

- Đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Đậu đen 1 đấu, chia làm 5 phần: 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín. Thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào, chưng cách thủy nửa giờ. Để nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.

- Mất ngủ: Đậu đen rang nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.

- Tiểu đường: Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên. Hoặc: Đậu đen, thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ, khuấy hồ, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần.
BS Quách Tấn Vinh, Sức Khoẻ & Đời Sống
QUẢ SUNG
Những trái cây trị bệnh Quasung
Sung thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn có tên là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Quả sung vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh, cách làm đơn giản.

Viêm họng:

- Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một ít bột này thổi vào họng.

- Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50-100g gọt bỏ vỏ, nấu với 50-100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Hen phế quản: Sung tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm.

Tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

Kiết lỵ: Sung vài quả (nhiều, ít tùy theo tuổi), sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi sắc uống.

Táo bón:

- Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.

- Sung chín ăn mỗi ngày 3-5 quả.

- Sung tươi 10 quả rửa sạch, bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Trĩ xuất huyết, sa trực tràng:

- Sung tươi 10 quả đem hầm với một đoạn ruột già lợn cho nhừ rồi ăn.

- Sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả, có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tại chỗ chừng 30 phút.

Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh bị suy nhược, sữa không có hoặc có rất ít.

Viêm khớp:

- Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn.

- Sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt, bắp chuối và sưng vú. Cách làm: Rửa sạch vùng tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để không phải bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Chữa đau đầu: Phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc dùng 5ml nhựa sung hòa trong nước đun sôi để nguội, uống trước khi đi ngủ.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Sức khoẻ và Đời sống
QUẢ TRÁM (Trâm)
Những trái cây trị bệnh Quatram

Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu.

Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu đạm, đường, một số vitamin, đặc biệt đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magne, sắt, kẽm...

Một số tác dụng chữa bệnh của quả trám:

- Về mùa đông, nếu đêm ngủ bị khô cổ và ho, gây mất giấc, dùng 20-30 quả trám trắng, bỏ hột, đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống ban ngày.

- Nếu bị viêm họng cấp hay mãn, viêm amiđan, khô cổ, mất tiếng, dùng trám muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi để hãm uống.

- Sốt cao, khô môi miệng, khát nước, nên giã quả trám lấy nước uống hàng ngày.

- Ho khản cổ, lấy trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10 g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc này có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

- Kiết lỵ ra máu, dùng trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày dùng 9 g uống với nước cơm.

- Ngộ độc cua cá, lấy trám trắng 30 g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết.

- Sâu răng, lấy quả trám đốt, tán nhỏ, trộn một ít xạ hương bôi vào chỗ đau. Phụ nữ mang thai tránh ngửi mùi xạ hương.

- Viêm tắc mạch máu, dùng quả trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200 g. Liệu trình 1-2 tháng.

- Nẻ da do lạnh, cước, khô nứt môi chảy máu, lấy trám đốt thành tro, trộn mỡ lợn hoặc dầu thực vật bôi.

- Chữa ho, thanh nhiệt giải thử, dùng cho người luôn thấy miệng khô, hay khạc nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo, dùng trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5 g, thái nhỏ, rễ lau 5 g thái nhỏ, mã thầy 5 g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10 g, ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước bằng lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày.

- Để thanh nhiệt, dùng trám tươi 20 g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giờ, lọc nước uống. Trám tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hỏa, hóa đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Nên uống nóng.

- Muốn thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hậu, trị chứng hay nhổ nước bọt có khi có sợi máu, khó nuốt thức ăn, sưng họng, ho, buồn nôn, lấy cam 10 g, trám tươi 10 g (bỏ hột), ngó sen tươi 120 g, mã thầy 150 g, gừng tươi 6 g. Tất cả bỏ vỏ, giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước.

- Phòng chữa bệnh đường hô hấp trên như khi bị cảm cúm., dùng bài thuốc Thanh long bạch hổ gồm trám tươi (bỏ hột) 15 g đập dập, củ cải sống 250 g thái nhỏ. Dùng nồi đất ninh. Lấy nước uống thay trà, có thể ăn cái.

- Điều trị viêm họng khô rát, khản cổ, ho khan, lấy trám 3 quả, trà xanh 5 g, mật ong 20 g. Trám đập dập cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã để sẵn trà, mật ong. Hãm 10-15 phút chờ nguội bớt, uống thay trà.

- Chữa động kinh, lấy trám trắng bỏ hột, đập dập, đun nhỏ lửa 30 phút, cho đường phèn đun thành cao. Pha uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa con.

Bác sĩ Phó Đức Thuần, Sức Khỏe & Đời Sống
CÀ CHUA
Những trái cây trị bệnh Cachau


Lycopene không phải là chất duy nhất trong cà chua có khả năng chống ung thư tuyến tiền liệt, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Thực tế là nó chỉ phát huy hết tác dụng khi có sự hỗ trợ của một số chất khác trong thứ quả này.

Lycopene là chất đem lại cho cà chua màu đỏ đặc trưng. Từ lâu, nó đã được biết đến là "người thu dọn" các gốc tự do - kẻ thù số một phá hủy mô cơ thể và gây ung thư. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, hàm lượng lycopene trong máu cao có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc bang Illinois và Ohio (Mỹ), vừa khẳng định trong tạp chí của Viện ung thư Mỹ rằng, một mình lycopene không đủ hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Nó không tốt bằng việc ăn nguyên quả cà chua, trưởng nhóm John Erdman nhận định.

Thí nghiệm của Erdman như sau: cho những con chuột lang tiếp xúc với chất gây ung thư tuyến tiền liệt, sau đó nuôi chúng theo 3 chế độ dinh dưỡng khác nhau gồm: bột của nguyên quả cà chua, bột lycopene, và bột không chứa lycopene. Những con ăn bột không chứa lycopene được coi là nhóm đối chứng.

Kết quả ban đầu cho thấy, nguy cơ phát triển ung thư ở những con chỉ ăn bột lycopene tương đương với nhóm đối chứng. Nghĩa là việc dùng lycopene hay không cũng không thay đổi được tình hình trong giai đoạn đầu. Điều đáng ghi nhận ở giai đoạn này là nhóm ăn bột của nguyên quả cà chua giảm 26% so với nhóm đối chứng.

Khi kết thúc thí nghiệm, sự khác biệt mới thực sự rõ nét: bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã tiêu diệt 80% số chuột trong nhóm đối chứng, 72% trong nhóm chỉ ăn bột lycopene. Nhóm ăn bột của nguyên quả cà chua có số tử vong thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 62%.

Theo Erdman, điều này chứng tỏ lycopene có tác dụng chống ung thư, song một mình nó không đủ hiệu quả. Vẫn còn nhiều thành tố khác trong cà chua tham gia hỗ trợ.
Trái nhàu
Các thảo dược cải lão hoàn đồng
Những trái cây trị bệnh Trainhau



Việc lựa chọn thực phẩm tác động rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ con người. Từ xưa, các thầy thuốc đã chú tâm tìm kiếm những loại cây cỏ giúp đẩy lùi tuổi tác, khiến con người trẻ lâu hơn. Khoa học ngày nay chứng minh, một số loại thảo dược có khả năng đó.

Lão hóa là một hiện tượng tự nhiên, không tránh được. Nhưng quá trình này rất khác nhau về thời gian và cách biểu hiện ở mỗi người. Có những người chưa nhiều tuổi nhưng cơ thể đã lão suy, lại có người sống đã lâu nhưng ,thân thể vẫn tráng kiện, tóc vẫn xanh. Bằng một lối sống tích cực và sử dụng thức ăn, dược phẩm hợp lý, con người có thể can thiệp vào quá trình lão hoá để nó đến chậm hơn.

Trong kho tàng Đông dược có rất nhiều cây cỏ được xem là thuốc trường sinh, cải lão hoàn đồng, bao gồm:

1. Sâm: Có 5 loại là nhân sâm, sa sâm, huyền sâm, đan sâm và tử sâm; mỗi loại bổ cho một số tạng phủ. Danh y Đào Hoằng Cảnh (452-536) cho rằng nhân sâm có tác dụng an thần, giảm xúc động và hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thần, gia tăng trí năng, dùng lâu sẽ giúp tăng tuổi thọ. Lương y Tôn Tư Mạo (thế kỷ thứ 7) dùng nhân sâm để chữa chứng lãnh cảm hoặc hỗ trợ cho cô dâu bị thẹn thùng trong đêm tân hôn. Một cuốn kinh cổ Ấn Độ viết: "Nhân sâm làm nẩy mầm hạt giống mà người đàn ông gieo vào người đàn bà, để sinh ra đứa con trai có sức khỏe như bò mộng. Dược vật này đem đến cho con người sinh lực".

2. Hoa: Cánh hoa đào của mùa xuân sau khi rụng được dùng làm phấn dưỡng da. Hoa cúc giúp mát gan tiêu độc, tiêu những mầm mụn trên da. Hoa sen giúp an định thần kinh. Hoa hòe làm bền chắc thành mạch, tránh những mảng xơ vữa...

3. Trái cây: Tương truyền, Dương Quý Phi nhờ ăn quả lệ chi (vải)mà giữ được làn da đẹp và nhan sắc làm say lòng người. Nhiều loại trái cây là những vị thuốc không thể thiếu trong việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe như táo, sơn tra, bí đao, thanh trà, nhãn, mè...

Từ những huyền thoại và kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định tác dụng chữa bệnh của nhiều loại thảo dược:

1. Trà: Trà xanh hay trà đen (trà ướp, trà tẩm) đều có tác dụng tốt cho sức khỏe khi dùng đều đặn mỗi ngày. Trà chứa các Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do là mầm mống gây hại đến các axit nhân của tế bào. Chính các gốc tự do này là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh tật mạn tính và sự lão hóa nhanh.

2. Nhân sâm: Có khả năng kích thích miễn dịch tế bào. Nó giúp cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch của các đại thực bào ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, có vai trò trong việc ngăn ngừa và điều trị các rối loạn đường hô hấp. Dịch chiết nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có tác dụng cải thiện tuần hoàn não và tác động tốt ở nhóm người lão hóa sớm.

3. Trái nhàu: Cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp các thuốc khác tăng thêm tính hiệu quả. Trong trái nhàu có serotonin, rất cần thiết cho hoạt động tế bào; nếu thiếu chất này, tế bào sẽ thoái hóa dần.

4. Các loại hạt: Lạc, đậu nành, rau xanh, hạt hướng dương, hạt bí, hạt mè... có nhiều vitamin E. Đây là chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể an toàn trước dịch cúm, giảm bớt tác hại của khói thuốc lá...

5. Các loại rau củ quả: Chứa những thành phần hợp chất hữu cơ như Flavon, vitamin C, vitamin E..., có tác dụng chống lão hóa tế bào, giúp tăng cường tuổi thọ và phòng chống các bệnh nội khoa mạn tính, ung thư... Tốt nhất là các loại rau quả có màu đậm như nho đỏ, nho đen, rau xanh, bí đỏ, củ dền, cà rốt, cà chua, hạt hướng dương...


TS Nguyễn Thị Bay, Sức Khoẻ & Đời Sống

NUỚC CỐT TRÁI NHÀU

Những trái cây trị bệnh Trainhau
Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều loại sản phẩm mới về mặt hàng nước giải khát, nào là sâm dứa, trà sâm, sirô. Thế nhưng cần có một thức uống bổ dưỡng dùng để giải khát, mang nhiều tính năng tác dụng tăng cường sức khỏe nhưng vẫn giữ được khả năng hữu hiệu của phương thuốc dân gian mà không làm mất đi tính năng của nó.
Mới đây cơ sở Hương Thanh vừa nghiên cứu sản xuất thành công một thể loại thức uống giải khát mới: Nước cốt trái nhàu mật ong.

Nguyên liệu chính để sản xuất là: Nước cốt trái nhàu phối hợp với mật ong nguyên chất.
Đã từ lâu, cây nhàu đã được người dân Việt Nam biết đến và coi đó như là một phương thuốc dân gian dùng để cha các chứng bệnh đau mỏi, nhức lưng. Đến năm 1994 khi Viện đại học Hawai công bố công dụng của trái nhàu, thì ở Mỹ cây nhàu đã được trồng thành những đồn điền và khai thác triệt để và nó được coi như là một thần dược ở Mỹ. Theo tài liệu cho biết nước cốt trái nhàu chứa chất đường (Polysaccharide-rich-subtance) và một số hoạt chất khác, có hoạt tính ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh ung thư, chống ung thư phổi; chống khối u mẫu màng bụng; trị đau nhức; tiểu đường; huyết áp cao; trị táo bón; trị nghẽn ruột. Rễ cây nhàu sắc uống trị đau lưng, trị các vết thương lở loét, nhiễm trùng; sốt kiết lî, trị bệnh gan v.v. ngoài ra còn là thần dược của phái nữ, làm tăng sắc đẹp cho da, chống lão hóa da và tăng tuổi thọ.

Tháng 8 vừa qua, tại hội chợ triển lãm chất lượng hội nhập lần I do Tổng cục đo lường chất lượng phối hợp tổ chức, sau khi tham gia dự thi chất lượng sản phẩm, nước cốt trái nhàu đã được trao cúp vàng chất lượng về sản phẩm.
Trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm được bán ra thị trường đã được người tiêu dùng chấp nhận và nhiều ý kiến cho biết nước cốt trái nhàu - mật ong có tác dụng giải khát, tăng cường sức khỏe, an toàn cho người sử dụng. Qua thử nghiệm sử dụng ở nhiều người thấy: hương vị phù hợp, không gây mất ngủ, đặc biệt thích hợp cho những người làm việc ở ngoài trời nắng gắt, và làm việc căng thẳng quá sức, ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn chặn sự lão hóa da, phục hồi những làn da bị sạm nắng một cách nhanh chóng, hạn chế ngăn chặn quá trình phát triển bệnh ung thư, kích thích miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
Sản phẩm độc đáo này đã có mặt trên thị trường mang tên nước cốt trái nhàu - mật ong do cơ sở Hương Thanh sản xuất, địa chỉ liên hệ: 441/19/28 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 1, Quận Gò Vấp, TPHCM

Quỳnh Dung
Uống nước cốt trái nhàu xanh chữa bệnh đường tiêu hoá


"Gần đây, tạp chí Tri Thức Trẻ có đăng công dụng của cây thuốc nhàu, trong đó có công dụng đối với đường tiêu hoá. Xin cho cháu biết cách sử dụng cây nhàu. Cháu nên dùng bao lâu mới khỏi bệnh viêm đại tràng mạn tính và mua trái nhàu xanh ở đâu?".

Trả lời:

Đối với bệnh viêm đại tràng mạn tính, cháu có thể dùng nước cốt quả nhàu để uống, bởi cây nhàu có rất nhiều tác dụng. Người ta dùng cả thân, rễ, lá và quả nhàu để chữa bệnh:

- Rễ và thân cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, giảm đau.

- Lá nhàu dùng tẩm bổ cho phụ nữ mới sinh.

- Quả nhàu có tác dụng giảm đau, an thần nhẹ, nhuận tràng, giúp tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng hơn, chữa bỏng, mụn nhọt.

Cháu nên:

- Uống khoảng 100 ml nước cốt trái nhàu vào buổi sáng, vào lúc đói bụng để không làm tổn thương enzym.

- Dùng trái nhàu xanh uống tốt hơn lúc nó chín vì dễ uống và chứa nhiều hoạt chất.

- Chú ý kiêng uống rượu, trà, cà phê khi dùng nhàu.

Hiện nay, trên thị trường thuốc đã có sản phẩm mới, Morinda Citrifola do Công ty Xuất nhập khẩu y tế Đồng Tháp sản xuất từ cao trái nhàu và được nén dưới dạng viên nang và viên bao phim. Cháu có thể tìm mua ở các hiệu thuốc ở Hà Nội. Ngoài ra, cháu cần quan tâm hơn đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Điều này rất quan trọng trong điều trị viêm đại tràng.
BS Hoài Hương, Tiền Phong
MƯỚP ĐẮNG (Khổ Hoa)
Những trái cây trị bệnh Muopdang


Bệnh đái tháo đường type 2 - loại không phụ thuộc insulin - thuộc phạm vi chứng tiêu khát, với triệu chứng ăn, uống và tiểu tiện nhiều. Những thảo dược như hành tây, mướp đắng, nhân sâm... rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do có tác dụng hạ đường máu.

Một số thảo trị đái tháo đường type 2:

Bạch truật: các hoạt chất atractan A, B và C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12 g, hoàng kỳ 65 g, đảng sâm 25 g, hoài sơn 15 g, phục linh 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.

Cam thảo đất: hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.

Câu kỷ: có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose - men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: câu kỷ 12 g, thục địa 20 g, hoài sơn 20 g, thạch hộc 12 g, mẫu đơn bì 12 g, sơn thù 8 g, rễ qua lâu 8 g, sa sâm 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hành tây: có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. Bài thuốc: dùng quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20 g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa và duy trì.

Nhân sâm: có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Bài thuốc: nhân sâm 15 g, thiên môn 30 g, sơn thù 25 g, câu kỷ 15 g, sinh địa 15 g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30 ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170 ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20 ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.

Sinh địa: chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.

Các bài thuốc liên quan:

- Sinh địa 800 g, hoàng liên 600 g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10 g, ngày dùng 2-3 lần.

- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15 g, sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10 g. Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.

Giáo sư Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống


Nước Chanh

Theo các nhà khoa học Australia, có bằng chứng rõ ràng cho thấy nước chanh là sát thủ đáng gờm của tinh trùng và HIV. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, dung dịch nước chanh 10% làm giảm đáng kể hoạt tính của của HIV. Hơn thế nữa, 1/2 thìa cà phê nước chanh còn tiêu diệt được 2 thìa cà phê tinh trùng chỉ trong vòng 30 giây.

Ông Roger Sort - người dẫn đầu nghiên cứu, chuyên gia sinh lý học về sinh sản, Đại học Melbourne - cho rằng, tính axit cao là bí quyết giúp nước chanh loại trừ được HIV và tinh trùng. Theo ông, chanh vỏ vàng và vỏ xanh đều có tác dụng như nhau. Ưu điểm nổi bật của loại quả này là rất rẻ tiền.
Theo các tác giả, nếu những nghiên cứu tiếp theo trên người và động vật linh trưởng thành công, một ngày nào đó, nước chanh có thể trở thành thuốc tránh thai lý tưởng cho phụ nữ ở những nước nghèo. Chanh cần được vắt vào miếng xốp hoặc mẩu bông đã thấm nước và đặt vào âm đạo người phụ nữ trước khi quan hệ. Điều này không hề gây đau đớn cho chị em.
Tuy nhiên, các chuyên gia về AIDS cảnh báo là tới nay, người ta vẫn chưa hay biết gì về độ an toan và tính hiệu quả của việc sử dụng nước chanh vì mục đích chống HIV ở con người. Còn chưa rõ, nước chanh có gây hại trực tiếp cho âm dạo và tử cung, cũng như ảnh hưởng gián tiếp tới vi khuẩn sống ở âm đạo hay không.
Nhóm nghiên cứu dự định tiến hành thử nghiệm trên khỉ macaca ở Indonesia.

Theo ông Sort, dùng chanh để làm thuốc tránh thai không phải là ý tưởng mới. Nó rất phổ biến từ 300-400 năm trước tại vùng Địa Trung Hải và sau đó đã dần bị lãng quên.
Quả Lê


Cây lê được trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Có hoa vào mùa xuân, thu hái quả vào mùa thu. Nó là một trong số rất ít loại quả chín sau khi thu hái. Lê được bày bán ở nhiều nơi hiện nay là lê nhập từ Trung Quốc.

Theo tài liệu cổ, quả lê có vị ngọt, hơi chua, tính lạnh, không độc, vào các kinh phế, vị. Có công dụng nhuận phổi, mát tim, tiêu đờm, giáng hỏa, giải khát. Chữa đờm nhiệt sinh ho (nấu cao để điều trị ho), đại tiện bí kết... Theo y học cổ truyền; quả lê dùng để chữa một số bệnh sau:

Nhuận phổi trị ho
: Dùng khoảng 100g lê tươi cắt vụn, cho nước vào nấu nhừ, vắt bỏ bã, nước đem cô đặc thành cao lỏng, thêm một ít đường phèn vào trộn đều cho đủ ngọt, chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày sẽ mau khỏi ho.

Ở Trung Quốc, người ta còn chế nhiều loại cao lê khác nhau để điều trị ho. Đơn cử một loại cao lê với tên "Thu lê đường" bào chế như sau: Lê mùa thu: 20 quả, gừng tươi: 0,2kg, táo tàu: 1 kg, ngó sen: 1,5kg. Các thứ trên thái nhỏ đem nấu lấy nước cô thành cao, cho tiếp 0,25 kg đường phèn và thêm một ít mật ong chế thành cao lỏng.

Chữa bỏng: Dùng quả lê tươi, lấy dao sạch cắt thành từng lát mỏng đắp lên chỗ bỏng thì hết đau và không bị loét da.

Giải độc rượu: Quả lê tươi đem gọt bỏ vó, cắt thành từng miếng vừa ăn, cho người uống rượu say ăn vào sẽ mau dã rượu giải độc.

Chữa nôn nấc, khó nuốt: Lấy một quả lê gọt bỏ vỏ, khoét bỏ lõi, nhét vào đấy 15 hạt đinh hương, dùng lá rau gói bọc kín lại, đem nướng chin (hoặc hấp), khi ăn bỏ đinh hương đi, chỉ ăn lê sẽ hết bệnh. Về phương diện dinh dưỡng, một quả lê (khoảng 250g) cung cấp cho cơ thể 98 kilôcalo, 25g gluxit, và một lượng đáng kể vitamin C(11%). Đặc biệt lê chứa một lượng lớn pectin (nhiều hơn cả táo) - một loại chất xơ thực phẩm hòa tan được. Nhờ có nhiều pectin lê trở thành món ăn có tác dụng hạ mức cholesterol trong máu. Pectin dễ tan trong nước, khi đi qua ruột tạo ra thể đông (gel) giữ muối mật trong lớp chất nhầy không cho nó quay trở vào máu . Cơ thể luôn luôn có chức năng sản xuất loại muối mật để bù vào lượng muối mật mất đi mỗi ngày. Nguyên liệu mà cơ thể cần để tổng hợp ra muối mật chính là cholesterol - do đó pectin có nhiều trong lê gián tiếp tham gia vào việc làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho những ai đang điều trị bệnh tăng cholesterol huyết. Nhờ có nhiều pectin, lê còn góp phần làm tăng độ xốp mềm của bã thải tiêu hóa chống táo bón.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Mướp và nếp nhăn da


“Em đọc báo thấy nói mướp chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là xóa nếp nhăn trên da. Xin bác sĩ cho biết cách bào chế và sử dụng như thế nào?”.

Trả lời:

Theo Đông y, mướp giúp làm giảm hay làm mất nếp nhăn ở da mặt. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu và báo cáo kết quả của mướp trong việc giải quyết những nếp nhăn trên da, cũng chưa thấy có dạng kem bào chế nào sử dụng mướp để bôi da. Trước mắt, để có thể hạn chế nếp nhăn ở da mặt, bạn cần tránh nắng, không lo âu suy nghĩ nhiều, ăn thêm nhiều rau cải, trái cây tươi, massage mặt mỗi đêm trước khi đi ngủ.
BS Huỳnh Huy Hoàng, SK&ĐS

NhuNgoc
NhuNgoc

Posts : 252
Join date : 2009-08-11

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum